CÔNG TY DU HỌC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Slide background

2 PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE TIẾNG ANH PHỔ BIẾN

Listening - Nghe là một trong 4 phần của bài thi IELTS nói riêng và cũng là kỹ năng đặc biệt quan trọng với những người học tiếng Anh nói chung. Có nhiều phương pháp luyện nghe khác nhau nhưng có lẽ nghe thụ động (passive listening) và nghe chủ động (active listening) là hai phương pháp phổ biến và cũng dễ dàng luyện tập nhất. Á - Âu mời các bạn tham khảo cụ thể hơn qua bài viết dưới đây

1. Luyện nghe tiếng anh thụ động

Khái niệm

Luyện nghe tiếng anh thụ động (passive listening) nghĩa là nghe không cần tập trung để nghe từng từ hay từng chữ được phát ra. Mục đích của luyện nghe tiếng anh thụ động là giúp ta làm quen với âm tiết, trọng âm và ngữ điệu của tiếng Anh, vì thế có thể luyện nghe bất cứ lúc nào, kể cả khi làm việc khác. 

Nhìn chung, nghe thụ động là hình thức “mưa dầm thấm lâu”, việc đắm chìm trong một ngôn ngữ theo cách này sẽ khiến ta làm quen và dễ dàng tiếp nhận ngôn ngữ hơn.

Một số hình thức luyện nghe tiếng Anh thụ động

  • Nghe trong khi ngủ

Một số nghiên cứu cho rằng, chúng ta có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình bằng cách luyện nghe tiếng Anh thụ động trong giấc ngủ. Khi đó ta sẽ có cơ hội tiếp xúc với âm thanh này và làm quen với chúng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nghe trong khoảng 1 tiếng để không ảnh hưởng tới giấc ngủ, vì tiếng ồn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong khi ngủ và có thể gây ra phản xạ buồn ngủ khi nghe tiếng Anh.

  • Nghe nhạc

Chúng ta có thể vừa nghe, vừa học từ những bài hát tiếng Anh, hoặc khi rảnh có thể chọn bài hát yêu thích và hát theo. Việc này còn có thể giúp chúng ta cải thiện cả khả năng phát âm tiếng Anh, cũng như tạo cơ hội tốt để não tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên hơn. 

  • Nghe qua phim không phụ đề

Khi xem phim không có phụ đề, ta sẽ tập trung vào những âm thanh được phát ra hơn việc chằm chằm đọc kịp phụ đề. Mẹo để bạn vẫn hiểu ý nghĩa là, bạn hãy tìm cho mình một bộ phim có nội dung nhẹ nhàng với các câu thoại đơn giản. Sau đó có thể xem đi xem lại nhiều lần để quen với từ vựng và ngữ điệu mà diễn viên dùng. 

Một số bộ phim “huyền thoại” có thể kể đến đó là: Friends, How I met your mother, The Big Bang Theory,... 

2. Luyện nghe tiếng anh chủ động

Khái niệm

Trái ngược với luyện nghe tiếng Anh thụ động, luyện nghe chủ động (active listening) là cách người nghe chủ động lắng nghe những gì người khác đang nói, cũng như cố gắng hiểu thông điệp đang được truyền tải. Khi nghe chủ động, não bắt buộc phải làm quen và phân tích các yếu tố như âm thanh, trọng âm, ngữ điệu và các cụm từ được nghe thấy. 

Bên cạnh đó, luyện nghe tiếng Anh chủ động còn giúp ta làm quen với sự khác biệt giữa cách phát âm trên lý thuyết và trong thực tế. Người bản ngữ thường nối các từ với nhau, thỉnh thoảng làm chúng ta bối rối.

Ví dụ: trong tiếng Anh - Mỹ, cụm từ “what’s up?”, thường nghe giống như “wassup?” Hoặc câu chào như “how’s it going?”, thường được nghe thành “howsagoin?”.

Các bước luyện nghe tiếng anh chủ động

Bước 1: Chọn nguồn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Nguồn luyện nghe nên được chọn kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cần tập trung cao độ khi luyện nghe tiếng Anh chủ động, bằng việc chọn đoạn nghe có thời gian ngắn: 1 phút, 3 phút hoặc 5 phút tùy theo trình độ của mình để không bị nản ở giai đoạn đầu. 

Một vài kênh youtube hoặc podcast phù hợp: Vox, BBC, VOA, CNN, …

Bước 2: Nghe không phụ đề, bản dịch

Sau khi chọn được nguồn nghe uy tín, chúng ta sẽ bắt tay vào nghe thuần mà không nhìn phụ đề hoặc bản dịch. Vì khi có bản dịch, chúng ta có xu hướng đọc nhiều hơn là nghe. Bước này sẽ giúp ta kiểm tra xem khả năng nghe tiếng Anh của mình có thể hiểu được bao nhiêu phần trăm, và cố gắng tóm lược ý chính của đoạn nghe đó. 

Bước 3: Nghe lại với phụ đề, bản dịch

Ở bước này, hãy nghe lại đoạn nghe trên kèm phụ đề hoặc bản dịch đi kèm. Khi đó ta sẽ xác định những gì mình nghe trước đó có đúng hay chưa? Lúc này cần chú ý thêm vào cách người nói ngắt nghỉ và nhấn mạnh vào những vị trí cần thiết, không những tốt cho kỹ năng nghe mà còn hỗ trợ khi luyện nói nữa đó. 

Bước 4: “Take note” các từ mới và học thuộc

Tiếp theo là chắt lọc những từ mới trong đoạn nghe đó và học thuộc. Học thuộc ở đây là học cả cách phát âm và nghĩa của từ để lần sau nghe cũng có thể nhận ra chúng. 

Bước 5: Nghe lại mà không cần bản dịch

Cuối cùng, bạn nên nghe đi nghe lại vài lần nữa mà không có bản dịch, thuộc được nội dung càng tốt. Bước này giống như bài kiểm tra cuối cùng cho tất cả quá trình luyện tập vừa rồi. Nếu có thể nghe và hiểu tất cả đoạn nghe này thì ta đã tiến bộ rất nhiều. Một khi bạn hiểu các từ và cụm từ đã học, bạn sẽ dễ dàng nhận ra từ vựng này hơn khi chúng xuất hiện trong các cuộc hội thoại khác.

Cách luyện nghe tiếng Anh chủ động như trên có thể sẽ khá mất thời gian nhưng sẽ giúp chúng ta nắm chắc tất cả những gì mình đã từng nghe qua, cả về cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu và nghĩa của từ trong câu.

Xem thêm SO SÁNH IELTS, PTE ACADEMIC VÀ TOEFL IBT

Hy vọng bài viết này đã giúp ích một phần nào cho quá trình học tiếng Anh của bạn. Á - Âu sẽ là cầu nối để các bạn phát triển bản thân cũng như chinh phục giấc mơ du học một ngày không xa. 

Mọi chi tiết xin liên hệ 

CÔNG TY DU HỌC Á - ÂU® 

Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM 

Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73

Bạn muốn du học?

Hãy trao đổi với chuyên gia tư vấn ngay .

Quốc gia bạn muốn du học
Lịch hội thảo

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi
Tiền Phong
Vnexpress
Dân trí
Thanh niên
Tuổi trẻ
Đối tác

Bạn muốn trở thành đối tác của chúng tôi

Vui lòng liên hệ: tuvan@duhocaau.vn

s