Du học Mỹ - Một nền giáo dục tốt cho con cái học tập, môi trường sống trong lành, xã hội mà mọi người đối xử với nhau có văn hóa và cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mình đó là cái tôi cần khi đi du học ở Mỹ.
Văn hóa giao tiếp, chào hỏi
Bắt tay khi chào hỏi
Ở Mỹ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó.
Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay.
Ôm, cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má khi giao tiếp
Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.
Những điều nên tránh khi giao tiếp
Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.
Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không qúa gần. Không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền hành hoặc yếu đuối.
Các cử chỉ, hành động trong giao tiếp
Bạn có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người Châu Á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu qủa hơn là sự lịch thiệp.
Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn.
Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố.
Tiền boa (tipping)
Có một số tình huống mà bạn luôn luôn phải chuẩn bị tiền boa. Tình huống thường xuyên nhất là đi ăn nhà hàng. Các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch vụ (chỉ một ít nhà hàng tính luôn tiền phí dịch vụ vào hóa đơn) do đó các khách hàng đều phải để lại tiền boa cho người phục vụ. Thông thường người ta thường để lại tiền tip khoảng 15% tổng số tiền thanh toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà hàng đó tốt. Nếu dịch vụ ở đó bất thường rất tồi tệ thì bạn có thể trả 10% cho dịch vụ.
Các tình huống khác mà bạn cũng phải trả tiền tip đó là cắt tóc, đi taxi, boa cho người mang hành lý, người tìm chỗ đỗ xe hoặc người phục vụ ở quầy rượu. Thông thường là 15% tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn. Trong trường hợp không có hóa đơn, bạn có thể boa cho họ tùy theo, nhưng ít nhất là từ 1 đến 5 đô la.
Văn hóa ứng xử nơi công cộng
Tiếng xin lỗi và lời cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt...
- Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại.
- Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào.
- Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận, mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai .
Văn hoá ứng xử trong giao thông
Không có chuyện phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu trên đường. Mọi người chấp hành luật giao thông như là một nét văn hóa của người lái xe.
Khi gặp trục trặc giao thông
Đặc biệt ở ngã tư khi đèn tín hiệu giao thông bất ngờ trục trặc không hoạt động hay báo hiệu không đúng, thì mọi người nhường nhau, mỗi chiều di chuyển khoảng 4-5 chiếc sau đó tự động nhường đường cho chiều kia đi, 4-5 chiếc cứ thế lần lượt mà đi không xảy ra kẹt xe dù không có cảnh sát ở đó.
Không lái xe khi uống rượu, bia
Ở Mỹ có luật cấm uống rượu bia khi lái xe, nhưng điều quan trọng tôi thấy là ý thức tự giác của mọi người, hầu như không ai uống rượu bia khi lái xe (nếu có thì rất hiếm không đáng kể).
Ý thức khi ở chỗ đông người và giữa đêm khuya
Những con đường nội bộ trong siêu thị, khu mua sắm, khu dân cư khi gặp người đi bộ băng ngang qua thì tất cả lái xe phải dừng lại nhường đường sau đó mới chạy tiếp. Xe hơi chạy rất nhiều trên đường cũng như trong trung tâm thành phố nhưng không có một tiếng còi xe, giữa đêm khuya vắng vẻ không có chiếc xe nào qua lại nhưng người lái xe vẫn chờ đèn xanh ở ngã tư bật sáng lên rồi mới tiếp tục chạy.
Văn hóa ứng xử nơi công sở, bệnh viện
Khi ở công sở
Khi đến công sở, điều đầu tiên bạn nhận được là lời chào hỏi của nhân viên làm việc và hỏi bạn có cần được giúp không, sau đó rất vui vẻ giải quyết công việc cho bạn đến khi xong và không quên chúc bạn có một ngày tốt đẹp.
Khi ở bệnh viện
Trong bệnh viện, khi bạn đến nhân viên hành chánh nhanh chóng làm các thủ tục, các cô y tá niềm nở đón bạn vào phòng chờ đợi, sau đó họ đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho bạn. Các bác sĩ khám bệnh rất tận tình, nói chuyện nhỏ nhẹ với người bệnh, thật tuyệt vời trong giao tiếp với bệnh nhân làm cho bạn cảm thấy bệnh tình cũng được thuyên giảm phần nào.
Văn hoá ứng xử trong mua, bán
Khi mua sắm
Hàng hóa bạn mua được đổi hay trả lại trong vòng một tháng sau khi sử dụng nếu bạn cảm thấy không thích nó (không cần sản phẩm bị hư hay trục trặc) và người bán vui vẻ nhận lại. Tại mỗi nơi mua sắm đều có một quày chuyên nhận lại hàng hoá đã bán mà khách đem trả lại, mọi người đều vui vẻ không có tiếng cãi vã giữa người mua và người bán.
Khi mua nhà
Ở Mỹ khi mua nhà bạn cũng được trả lại cho người chủ trong một tháng vào ở nếu bạn không thích ngôi nhà đó nữa.
Văn hoá ứng xử với người tàn tật, người ăn xin
Người tàn tật
Tất cả xe buýt công cộng đều thiết kế bộ phận nâng và hạ người ngồi trên xe lăng lên xuống xe buýt và được mọi người nhường cho đi lên hay xuống trước, trên xe có chỗ dành riêng cho họ. Tại các bãi đậu xe đều có nơi đậu xe hơi riêng của người tàn tật. Các siêu thị có loại xe đặc biệt giúp họ di chuyển lựa chọn hàng hóa trong siêu thị. Trong thiết kế đường xá ở Mỹ các vỉa hè đều có độ dốc thoai thoải với mặt đường tại các giao lộ ngã ba hay ngã tư, để người tàn tật ngồi xe lăn tự mình điều khiển lên xuống vỉa hè dễ dàng. Do đó họ có thể đi dạo phố một mình như người bình thường. Nhìn chung người tàn tật ở Mỹ được xã hội quan tâm giúp đỡ và hoà nhập tốt với cộng đồng.
Người ăn xin
Người ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin, họ không bao giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường. Thỉnh thoảng họ thường đứng ở ngã tư có đèn giao thông xe cộ hay dừng lại và cầm tấm bản nhỏ ghi chữ "cần giúp đỡ" hay ngồi một chỗ xin nơi có đông người qua lại mà không làm phiền ai cả ( thường họ là những người không làm việc và nát rượu).
Văn hóa ứng xử với thiên nhiên, động vật
Người dân Mỹ khá thân thiện với môi trường, với động vật và có ý thức bảo vệ môi trường. Khi đi chơi trên núi, bạn có thể gặp những đàn nai, dê núi bình thản ngậm cỏ trên vách núi gần đường xe chạy qua mà không hề sợ sệt vì chúng không bị ai săn bắt cả. Điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền giáo dục từ chính phủ, các tổ chức xã hội, trong nhà trường và có những chế tài để người dân ý thức hơn đối với môi trường. Phần lớn người già, những người độc thân đều nuôi một con vật như chó, mèo trong nhà, họ chăm sóc động vật và nói chuyện như những người bạn thực sự. Nếu bạn có hành động "bạo lực" ngay cả với động vật cũng bị đánh giá rất thấp. Tại nơi công cộng bạn thường phải có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng chỗ, đúng nơi, và đúng chỗ quy định.
Nếu bạn kinh doanh hoặc làm gì đó có rác thải thì đương nhiên bạn phải dọn sạch sẽ khu vực của mình. Điều này làm cho môi trường tại Mỹ khá trong sạch. Kể cả những lễ hội diễn ra rất liên tục nhưng không thấy hiện tượng sau một lễ hội là rác thải được bày ra như bãi chiến trường.
Du học Á-Âu
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu du học tại quốc gia tiên tiến này bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
CÔNG TY DU HỌC Á-ÂU ®
(Công ty đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực du học)
Địa chỉ: 52 Trần Huy Liệu, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3845 8867 (10 lines) – 0903.803373
Email: info-hcm@aauco.com.vn
Website: http://www.duhocaau.vn & http://aauco.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanduhocaau
14/062024
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DU HỌC MỸ CÓ NGƯỜI THÂN BẢO LÃNH
09h46
12/062024
BÍ QUYẾT “VÀNG” GIÚP BẠN LỰA CHỌN THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ DU HỌC MỸ
09h36
19/032024
DU HỌC MỸ NÊN CHỌN BANG NÀO?
15h31
04/032024
BẠN CÓ BIẾT ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐI DU HỌC MỸ 2024 - 2025?
16h39
22/012024
CÁCH XIN I20 DU HỌC MỸ CÓ KHÓ KHÔNG?
15h47
15/012024
DU HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI MỸ TỪ SỚM, NÊN HAY KHÔNG?
15h11
19/122023
LỘ TRÌNH HOÀN HẢO DU HỌC MỸ CHO NGƯỜI ĐÃ ĐI LÀM
15h21
02/032024
KINH NGHIỆM CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC MỸ THÀNH CÔNG
11h25
17/112023
REVIEW TOP 5 NHỮNG NGÀNH HỌC DỄ KIẾM VIỆC LÀM TẠI MỸ
15h59
Bạn muốn trở thành đối tác của chúng tôi
Vui lòng liên hệ: tuvan@duhocaau.vn